Toàn Cảnh Giao Dịch Thị Trường Chứng Khoán, Sàn CK, Công Ty CK
Tại đây sẽ có những vấn đề cơ bản hơn các bạn cần phải nắm, cũng rất đơn giản. Chúng ta phải biết toàn cảnh như thế nào thì chúng ta mới hiểu ra và nắm rõ bản chất của vấn đề ngày từ đầu đúng không và có thể đi xa được đúng không.
Hãy xem biểu đồ bên dưới:
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÂN THÀNH 2 LOẠI.
Nơi mà định giá, mua bán, giao dịch Nông sản thì người ta sẽ gọi là thị trường nông sản, cũng như vậy nơi diễn ra hoạt động mua bán, giao dịch chứng khoán thì người ta gọi là Thị Trường Chứng Khoán thôi. Ở trang web này mình nên gọi cụ thể là Thị Trường Cổ Phiếu nhỉ hehe.
TTCK là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng sôi nổi các loại chứng khoán. Qua đó sẽ thay đổi người sỡ hữu chứng khoán. Thị trường chứng khoán được phân làm 2 loại là THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP và THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP.
- TTCK Sơ Cấp: Hiểu đơn giản là giao dịch các cổ phiếu mới phát hành, điều này sẽ tạo ra nguồn vốn cho công ty phát hành. Vậy số 1 trên biểu đồ là nơi thị trường sơ cấp diễn ra. Cụ thể là giao dịch trực tiếp giữa công ty và cổ đông.
- TTCK Thứ Cấp: Là giao dịch các cổ phiếu đã được phát hành trên Thị trường sơ cấp, điều khác biệt ở đây là không tạo ra thêm vốn cho công ty phát hành, tuy nhiên sẽ làm tăng tính thanh khoản cho các cổ phiếu được phát hành trên thị trường sơ cấp. số 5 là nơi diễn ra thị trường thứ cấp, cũng là nơi chúng ta giao dịch. Giao dịch gián tiếp giữa công ty và cổ đông thông qua công ty chứng khoán.
Có thể nói rằng công ty chỉ được rót vốn khi lần đầu phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp và những lần kêu gọi vốn tiếp theo tùy theo thông báo của công ty.
Còn việc giao dịch trên thị trường Thứ Cấp, giá trên thị trường thứ cấp hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp, không ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp cả. Có thể nói tại thời điểm Công ty huy động vốn xong thì việc Hoạt Động Của Công Ty và Giá Trên Thị Trường Chứng Khoán là hoàn toàn độc lập với nhau.
Trên thị trường thứ cấp giá cổ phiếu thay đổi, chênh lệch dựa vào đánh giá của bên mua và bên bán. Khi công ty làm ăn thuận lợi mọi người bắt đầu kỳ vọng nó sẽ phát triển hơn. Điều này làm cho bên mua thắng thế, nhu cầu mua tăng cao sẽ làm Giá Cổ Phiếu tăng lên. Ngược lại cũng vậy.
Như vậy dù Công Ty và Giá trên thị trường chứng khoán hoạt động độc lập. Nhưng chúng vẫn có mối liên kết NỘI TẠI với nhau. Việc công ty phát triển sẽ làm Giá kỳ vọng trên thị trường chứng khoán tăng lên. Hoặc ngược lại.
SÀN CHỨNG KHOÁN
Để tổ chức một nơi mua bán mặt hàng nào đó thì phải có cái Chợ, chúng ta hay nghe Hội Chợ Sách là nơi toàn bán sách, Hội Chợ Ẩm Thực là nơi bán toàn đồ ăn, Hội Chợ Chứng Khoán là nơi bán toàn Chứng Khoán chẳng hạn.
Nhưng nơi diễn mua bán chứng khoán người ta không gọi là Hội Chợ chứng khoán mà người ta gọi là Sàn Chứng Khoán. Vì chợ thì nghe như phải đi đến nơi mới mua được, còn chứng khoán này mình nằm ở nhà click chuột là mua rồi.
Việt Nam có 3 Sàn chứng khoán chính:
- Sàn HOSE (Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh). Sàn xịn nhất trên thị trường chứng khoán.
- Sàn HNX (Sàn chứng khoán Hà Nội). Sàn lớn thứ 2 ở Việt Nam, kiểm soát ít gắt gao hơn sàn HOSE.
- Sàn Upcom (Sàn giao dịch chứng khoán Upcom). Sàn này thường niêm yết các cổ phiếu không đủ tiêu chuẩn để giao dịch ở 2 sàn kia.
- Và các sàn nhỏ khác. Chúng ta không nên quan tâm vì càng nhỏ càng có khả năng gian lận cao.
Hãy tưởng tượng hội chợ cũng có những quy định của hội chợ, càng chặt chẽ, càng gắt gao thì sẽ lựa được các gian hàng đỉnh cao để mở trong hội chợ của mình. Chi tiết các sàn thì các bạn có thể tìm kiếm trên Google về các quy định để hiểu hơn, mình chỉ nói căn bản.
Mình khuyến khích nên mua cổ phiếu trên sàn HOSE và HNX để tránh bị lừa. mặc dù mua trên 2 sàn lớn nhất thì nguy cơ chúng ta vẫn mua sai cổ phiếu là rất nhiều. Vì vậy cái nào chắc hơn thì mình làm trước.
Công Ty A niêm yết lên sàn được đánh số 2
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Có khi nào bạn vào Hội Chợ Ẩm Thực mà bạn tìm thẳng ông chủ cái hội chợ các bạn mua đồ ăn không? Tất nhiên là không. Chúng ta vào hội chợ thì chúng ta tìm kiếm các gian hàng có đồ ăn ngon chúng ta mua đồ ăn chứ không ai đi tìm ông chủ hội chợ.
Vậy các Gian Hàng ở đây là gì, chính xác là các Công Ty Chứng Khoán. Chúng ta không thể mua bán trực tiếp với Sàn Chứng Khoán do chúng ta là cá nhân, rất khó để quản lý. Vì vậy Công Ty chứng khoán sẽ là người đại diện chúng ta mua bán cổ phiếu với Sàn Chứng Khoán. Việc của chúng ta là tạo tài khoản ở công ty chứng khoán, nạp tiền vào rồi mua.
Tất nhiên Công ty chứng khoán họ không làm free cho chúng ta. Họ sẽ lấy 1 ít hoa hồng trên mỗi giao dịch của chúng ta cụ thể là 0.1%-0.35%. cũng rất là ít thôi.
Vì vậy chúng ta nên tìm công ty chứng khoán nào dịch vụ tốt, mà thu phí rẻ, nói chúng ngon bổ rẻ mà mở hehe. Tham khảo thêm tại bài viết Có Mấy Công Ty Chứng Khoán? Cần Chú Ý Gì Khi Mở Tài Khoản Chứng Khoán.
Mục này được đánh số 4
ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Nhìn biểu đồ thì chúng ta cũng biết Sàn Chứng Khoán do ai kiểm soát rồi đúng không. Người ta gọi đây là trùm cuối.
Mục này được đánh số 3
Như vậy các bạn có thể biết mình đang giao dịch tại chỗ nào trên thị trường chứng khoán rồi chứ. Chúng ta giao dịch ở mục số 5. Có thể nói chúng ta giao dịch ở đây giá đa phần sẽ không tốt hơn khi mua được ở Mục số 1 do số 1 là giao dịch lần đầu ra bên ngoài, còn của chúng ta giao dịch là đã trao tay qua nhiều lần. Giống như một miếng đất đẹp được sang tay nhiều lần sẽ làm giá cao lên.
Chúc Các Bạn Thành Công!!!
Vào Group Facebook và Fanpage của mình để tìm hiểu thêm về kiến thức cơ bản và phân tích cổ phiếu nhé:
Group FB: https://www.facebook.com/groups/thichcophieu
Fanpage FB: https://www.facebook.com/NhamVaBanCoPhieu/
Các Bài Viết Liên Quan:
Bài 4: Toàn Cảnh Giao Dịch Thị Trường Chứng Khoán, Sàn CK, Công Ty CK
Bài 5: Tại Sao Giao Dịch Chứng Khoán Lại Có Lãi? Lãi Cổ Phiếu Đến Từ Đâu?
Bài 6: Có Nên Tham Gia Thị Trường Chứng Khoán Không? Sức Mạnh Của Lãi Kép