Đường MACD Là Gì? Cách Dùng Đường MACD

Đường MACD Là Gì? Cách Dùng Đường MACD

Đường MACD Là Gì?

MACD là chỉ báo kỹ thuật thông dụng khi phân tích kỹ thuật chứng khoán, phản ánh biến động và cung cấp tín hiệu mua bán của thị trường.

Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) hay còn được gọi là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Đường MACD ra đời từ năm 1979 bởi nhà phát minh Gerald Appel. Đây được coi là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến và thông dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán.

 Đường MACD thể hiện:

  • Tín hiệu mua bán cổ phiếu
  • Xác định độ mạnh của xu hướng
  • Nhiều NĐT còn xem đường MACD đánh giá tài sản (cổ phiếu, coin, forex…) có mua quá nhiều hay bán quá nhiều không

Cấu Thành Chỉ Báo MACD

Chỉ báo MACD có cấu tạo gồm 4 phần: 

  • Đường MACD: EMA(12 chu kỳ) – EMA(26 chu kỳ)
  • Đường Tín Hiệu (Signal Line): Đường EMA 9 của Đường MACD
  • Histogram: Đường MACD – Signal Line
  • Đường Zero: dùng để tham chiếu giá, cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu.

Bốn Cách Dùng Đường MACD

Cách 1: Đường MACD cắt lên đường Zero

  • Khi Đường MACD cắt đường Zero từ dưới lên, xu hướng tăng cho tín hiệu mua.
  • Khi Đường MACD cắt đường Zero từ trên xuống, cho tín hiệu bán.
  • Tuy nhiên, việc kết hợp đường MACD và đường Zero sẽ có độ trễ khi giá đã có xu hướng tăng hoặc đã giảm.

Cách 2: Đường MACD cắt đường Tín Hiệu

  • Khi đường MACD cắt đường tín hiệu và có xu hướng đi từ dưới lên trên đường zero, cho dấu hiệu xu hướng tăng diễn ra => tín hiệu mua.
  • Ngược lại, khi đường MACD cắt đường tín hiệu và có xu hướng đi từ trên đường zero xuống, dấu hiệu xu hướng giảm diễn ra => tín hiệu bán.

Việc dùng điểm cắt giữa đường MACD và đường tín hiệu sẽ có ích trong việc nhận biết sớm được điểm mua/bán, nhưng ở những vùng mà đường tín hiệu và đường MACD sát nhau sẽ gây khó khăn trong việc nhận biết xu hướng tiếp diễn.

Cách 3: Sử dụng Histogram

  • Đường Histogram dùng để đo khoảng cách giữa đường MACD và đường Tín Hiệu được thể hiện bằng các trụ tiến lên trên hoặc dưới đường zero.
  • Khi đường Histogram có dấu hiệu chuyển từ âm (-) sang dương (+), xu hướng tăng diễn ra => cho tín hiệu mua
  • Ngược lại, khi Histogram chuyển từ dương sang âm, xu hướng giảm diễn ra => cho tín hiệu giảm.

Việc xử dụng Histogram khá đơn giản, nhưng sẽ có rất nhiều điểm yếu khi trong xu hướng tăng histogram sẽ bị nhiễu bởi vô số những lần chuyển từ âm sang dương và ngược lại, khiến cho việc nắm bắt được xu hướng tiếp diễn rất khó khăn.

Cách 4: Chỉ báo MACD phân kỳ

  • Chỉ báo MACD phân kỳ dùng để xác định xu hướng đảo chiều. Khi giá có xu hướng tăng và tạo đỉnh mới nhưng MACD lại có xu hướng giảm => đảo chiều thành xu hướng giảm.
  • Ngược lại, khi giá có xu hướng giảm và tạo đáy mới, MACD có xu hướng tăng => đảo chiều thành xu hướng tăng.

Tổng kết.

Vậy đây là một chỉ báo quan trọng cho nhà phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên mua bán liên tục theo MACD cần nhiều thời gian của nhà đầu tư. Bạn không thể ngồi làm văn phòng mà ngồi canh bảng điện được.

Hy vọng bài viết trên đã cho các bạn cái nhìn khái quát về đường MACD.

Chúc Các Bạn Thành Công!!

Vào Group Facebook và Fanpage của mình để tìm hiểu thêm về kiến thức cơ bản và phân tích cổ phiếu nhé:

Group FB: https://www.facebook.com/groups/thichcophieu

Fanpage FB: https://www.facebook.com/NhamVaBanCoPhieu/

Share this post :
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
NGUYỄN NGỌC TRAI

Xin chào, Mình là Ngọc Trai, Mình đam mê lĩnh vực chứng khoán. Hy vọng trang web này có ích cho bạn, hãy theo dõi fanpage của mình nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Danh mục

Tra Cứu Cổ Phiếu

Kiểm tra cổ phiếu chỉ bằng một trang A4. Nắm đầy đủ thông tin cơ bản, đơn giản, dễ hiểu.