P/B Là Gì? Cách Dùng P/B Để Lựa Chọn Cổ Phiếu

P/B Là Gì? Cách Dùng P/B Để Lựa Chọn Cổ Phiếu

P/B Là Gì?

P/B (Price to Book Value) hay còn gọi là P/BV. Là một công cụ của phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu.

Khi ta thấy P/B bằng 2. Điều đó nghĩa là giá cổ phiếu hiện tại đang cao gấp đôi giá trị sổ sách toàn bộ doanh nghiệp (tài sản ròng).

Khi ta thấy P/B bằng 0,7. Điều đó nói lên giá cổ phiếu hiện tại đang thấp hơn giá trị sổ sách công ty 30%. Là điều tốt nên phân tích để mua vào cổ phiếu này.

Book Value là giá trị sổ sách công ty là giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừ các khoản nợ phải trả. Hay có thể dùng công thức = Vốn chủ sỡ hữu – tài sản vô hình – Tổng nợ. Có thể nói giá trị sổ sách công ty là giá bán tài sản toàn bộ doanh nghiệp thu tiền về sau đó trả hết nợ. Số tiền còn dư lại là giá trị sổ sách.

P/B Là Gì? Cách Dùng P/B Để Lựa Chọn Cổ Phiếu

Cách Tính P/B

Công Thức P/B = Giá Thị Trường / Giá Trị Sổ Sách Của 1 Cổ Phiếu

Hay P/B = Vốn Hóa Công Ty / Vốn Chủ Sỡ Hữu

Trong đó:

P: Price hay là Market price, Giá thị trường tại thời điểm giao dịch

B: Book value, là giá trị sổ sách một cổ phiếu

Ví dụ: cổ phiếu XXX có giá hiện tại là 20.000đ/cổ phiếu, chỉ số Book Value là 16.000đ/ cổ phiếu. vậy ta có thể tính:

P/B = 20.000/16.000 = 1.25. Nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả gấp 1.25 lần vốn chủ sỡ hữu của nó. Hiểu đơn giản nhà đầu tư bỏ 1.25 đồng để mua 1 đồng.

Ý Nghĩa Của Chỉ Số P/B

P/B thấp:

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp
  • Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
  • Tài sản thực tế của công ty thấp hơn so với phần ghi ở sổ sách (BCTC)

P/B cao:

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
  • Công ty có nhiều tài sản ngầm đáng giá hơn nhiều như bất động sản, bằng sản chế, nắm cổ phần công ty khác.

P/B Là Gì? Cách Dùng P/B Để Lựa Chọn Cổ Phiếu

Cách Dùng P/B Để Lựa Chọn Cổ Phiếu

Chỉ số P/B phụ thuộc vào  lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước.

Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt.

  • Công ty tạm tạm, tăng trưởng năm được năm mất, thua lỗ, thiếu ổn định mà P/B cao (Ví dụ như P/B >1 chẳng hạn), P/B càng cao thì càng tránh xa.
  • Thực tế tài sản có thực sự đáng giá hay không? Ví dụ công ty có quá nhiều hàng tồn kho, khoản phải thu thì chỉ sổ P/B càng dễ là số ảo, khi đó giá trị sổ sách (Book value – BV) thực tế thấp hơn rất nhiều dẫn đến P/B bị tăng lên.
  • Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính như Nợ,hay rủi ro về kinh doanh: khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…

Nên chọn những cổ phiếu có P/B < 1.5, trừ khi gặp được những công ty xuất sắc, tăng trưởng cao thì chúng ta mới xem xét nâng P/B lên cao hơn như VNM, HPG, FPT… P/B cao thường gắn với công ty tăng trưởng, P/B thấp thường gắn với công ty giá trị.

Đây là một chỉ số quan trọng trong phân tích cơ bản, hãy kết hợp với các chỉ số khác để ra quyết định trước khi đầu tư nhé.

Chúc Các Bạn Thành Công !!!

Vào Group Facebook và Fanpage của mình để tìm hiểu thêm về kiến thức cơ bản và phân tích cổ phiếu nhé:

Group FB: https://www.facebook.com/groups/thichcophieu

Fanpage FB: https://www.facebook.com/NhamVaBanCoPhieu/

Share this post :
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
NGUYỄN NGỌC TRAI

Xin chào, Mình là Ngọc Trai, Mình đam mê lĩnh vực chứng khoán. Hy vọng trang web này có ích cho bạn, hãy theo dõi fanpage của mình nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Danh mục

Tra Cứu Cổ Phiếu

Kiểm tra cổ phiếu chỉ bằng một trang A4. Nắm đầy đủ thông tin cơ bản, đơn giản, dễ hiểu.